Địa chỉ :
Ha Noi - VN
Gọi điện :
(+84) 243 203 9058
Thủ Tục Nhập Khẩu Thực Phẩm

Thủ Tục Nhập Khẩu Thực Phẩm

Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu Thực phẩm năm 2024

Thực phẩm nhập khẩu và kinh doanh tại Việt Nam chịu sự quản lý của Luật An toàn thực phẩm. Mặt hàng thực phẩm rất rộng và thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế. Bài viết Thủ tục nhập khẩu này là bài viết tổng trong cụm bài viết về thực phẩm, nên chúng tôi sẽ nhấn mạnh vào việc các nguyên tắc nhập khẩu chung của thực phẩm; cách xác định một mặt hàng thực phẩm cụ thể thuộc quản lý của bộ nào và dẫn chiếu đến các bài chi tiết để làm rõ về các mặt hàng cụ thể.

Thủ tục nhập khẩu thực phẩm có gì đặc biệt cần lưu ý?

Thực phẩm thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, vì vậy, khi nhập khẩu thực phẩm, viêc đầu tiên là xác định HS và sau đó xác định thực phẩm cần nhập thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ nào, theo văn bản pháp quy nào.

Từ việc xác định thuộc Bộ nào quản lý và theo văn bản pháp quy nào thì sẽ thực hiện thủ tục theo quy định liên quan.

Văn bản pháp quy liên quan an toàn thực phẩm nhập khẩu

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010
  • Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm
  • Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về Ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
  • Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021 của Bộ Công thương về việc Ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (Kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
  • Thông tư số 01/2024/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông và Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong linh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thuế và thủ tục nhập khẩu thực phẩm vào Việt Nam

Định nghĩa thực phẩm

Điểm 20, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm: Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.”

Một số định nghĩa chi tiết như sau:

  • Thực phẩm tươi sống là thực phẩm chưa qua chế biến bao gồm thịt, trứng, cá, thuỷ hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến. (Điểm 21, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm
  • Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng là thực phẩm được bổ sung vitamin, chất khoáng, chất vi lượng nhằm phòng ngừa, khắc phục sự thiếu hụt các chất đó đối với sức khỏe cộng đồng hay nhóm đối tượng cụ thể trong cộng đồng. (Điểm 22, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm
  • Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. (Điểm 23, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm
  • Thực phẩm biến đổi gen là thực phẩm có một hoặc nhiều thành phần nguyên liệu có gen bị biến đổi bằng công nghệ gen. (Điểm 24, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm
  • Thực phẩm đã qua chiếu xạ là thực phẩm đã được chiếu xạ bằng nguồn phóng xạ để xử lý, ngăn ngừa sự biến chất của thực phẩm. (Điểm 25, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm
  • Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. (Điểm 26, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm
  • Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. (Điểm 27, Điều 2, Luật An toàn thực phẩm

Phân loại thực phẩm theo cơ quan quản lý chuyên ngành

Theo Điều 61, Luật An toàn thực phẩm, “Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm”

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

4. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong phạm vi địa phương.

Hiện nay, thực phẩm nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Y tế, Bộ Công thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Phân loại các sản phẩm, nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa liên quan theo cơ quan quản lý an toàn thực phẩm như sau:

TT Tên sản phẩm/Nhóm sản phẩm Ghi chú Thuộc quản lý Bộ Y tế 1 Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2 Thực phẩm chức năng 3 Các vi chất bổ sung vào thực phẩm 4 Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 5 Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó 6 Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thuộc quản lý Bộ Công thương I Bia II Rượu, cồn và đồ uống có cồn Không bao gồm sản phẩm rượu bổ do Bộ Y tế quản lý III Nước giải khát Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý IV Sữa chế biến Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý V Dầu thực vật VI Bột, tinh bột VII Bánh, mứt, kẹo VIII Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Thuộc quản lý Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn I Ngũ cốc II Thịt và các sản phẩm từ thịt III Thủy sản và sản phẩm thủy sản (bao gồm các loài lưỡng cư) IV Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả V Trứng và các sản phẩm từ trứng VI Sữa tươi nguyên liệu VII Mật ong và các sản phẩm từ mật ong VIII Thực phẩm biến đổi gen IX Muối X Gia vị XI Đường XII Chè XIII Cà phê XIV Ca cao XV Hạt tiêu XVI Điều XVII Nông sản thực phẩm khác XVIII Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý XIX Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các bước xác định thực phẩm nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành của bộ nào

Để xác định thực phẩm nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ nào cần:

  • B1: Xác định mã HS
  • B2: Đối chiếu các văn bản pháp luật của các Bộ để xác định

Thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm thông dụng

Quản lý nhà nước về thực phẩm nhập khẩu

Nhập khẩu Thực phẩm cần giấy phép gì?

Thực phẩm nhập khẩu chịu sự quản lý của Luật An toàn thực phẩm, người nhập khẩu có trách nhiệm tuân thủ đảm bảo an toàn thực phẩm đối với nhập khẩu thực phẩm.

Quy định chung về nội dung này được quy định tại Điều 38: Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu tại Luật An toàn thực phẩm, như sau:

Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu – Luật An toàn thực phẩm

1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện tương ứng quy định tại Chương III của Luật này và các điều kiện sau đây:

a) Phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu;

b) Phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của Chính phủ.

3. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu thì áp dụng theo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn còn cần đáp ứng yêu cầu tại Điều 14 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 như sau:

Điều 14. Yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu

1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;

b) Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;

c) Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam).

2. Thủ tục đăng ký quốc gia, vùng lãnh thổ và cơ sở sản xuất, kinh doanh nêu tại khoản 1 Điều này vào danh sách xuất khẩu vào Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm trên vào Việt Nam

Do danh sách thực phẩm nhiều và thuộc quản lý chuyên ngành của 03 bộ là Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Y tế do đó về giấy phép/quy định chi tiết có thể khác nhau ở các mặt hàng.

Ở phía dưới bài viết bạn sẽ tìm thấy chính sách quản lý nhà nước và thủ tục nhập khẩu của một số mặt hàng thông dụng cũng như việc phân chia cơ quan quản lý theo HS.

Bạn có thể hiểu thêm khi vào từng bài viết chi tiết hoặc liên hệ với bộ phận tư vấn của HP Toàn cầu để được giải đáp theo hotline 0886115726

Quản lý nhà nước / thủ tục nhập khẩu một số mặt hàng thực phẩm thông dụng

Mặt hàng Chính sách Ghi chú Link bài viết Bánh kẹo, mứt Thuộc quản lý Bộ Công thương

+ Tự công bố

+ Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm từng lô hàng

Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo

Thủ tục nhập khẩu Kẹo đường

Thủ tục nhập khẩu bánh xốp

Thủ Tục Nhập Khẩu Bánh quy bơ

Thực phẩm chức năng Thuộc quản lý bộ Y tế
  • Công bố
Thủ Tục Nhập Khẩu thực phẩm chức năng Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đã chế biến, đóng gói để sử dụng ngay Tự công bố Thủ tục nhập khẩu ô liu đóng hộp Dầu ăn Tự công bố Thủ Tục Nhập Khẩu Dầu Olive Hoa quả trái cây Thuộc quản lý bộ nông nghiệp

Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ trong danh sách được xuất sang Việt Nam

https://www.ppd.gov.vn/kiem-dich-thuc-vat.html Thủ tục nhập khẩu hoa quả, trái cây tươi Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm: bát đĩa, ly cốc, bộ đồ ăn, xoong nồi, hộp nhựa đựng thực phẩm … Thuộc quản lý bộ Y tế
  • Tự công bố
  • Kiểm tra chất lượng từng lô hàng (tùy HS)
Thủ tục nhập khẩu cốc sứ

Thủ tục nhập khẩu bát đĩa bằng sứ

Thủ Tục Nhập Khẩu Chai Thủy Tinh

Thủ tục nhập khẩu ly rượu thủy tinh

Thủ tục nhập khẩu cốc thuỷ tinh

Thủ tục nhập khẩu nồi inox

Thủ tục nhập khẩu bình đựng nước bằng inox

Thủ tục nhập khẩu Đồ nhà bếp bằng inox

Thủ tục nhập khẩu túi giấy

Thủ tục nhập khẩu bộ ăn dặm bằng tre

Thủ tục nhập khẩu túi trữ sữa

Thủ tục nhập khẩu bình uống nước

Thủ tục nhập khẩu hộp đựng đồ ăn bằng nhựa

Thủ tục nhập khẩu hộp nhựa

Thịt đông lạnh, thủy sản đông lạnh + Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam

+ Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam

+ Chỉ thông quan khi có kết quả kiểm tra kiểm dịch hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra kiểm dịch

  • 24 nước (Động vật trên cạn): https://cucthuy.gov.vn/danh-sach-cac-doanh-nghiep-cua-22-nuoc-du-dieu-kien-xuat-khau-thuc-pham-co-nguon-goc-dong-vat-tren-can-vao-viet-nam
  • 38 nước (thủy sản): https://cucthuy.gov.vn/danh-sach-doanh-nghiep-xk-thuy-san
Thủ tục nhập khẩu thuỷ sản đông lạnh

Thủ tục nhập khẩu cá minh thái đông lạnh

Thủ Tục Nhập Khẩu Cá bơn đông lạnh

Thủ Tục Nhập Khẩu Hàu

Thủ tục nhập khẩu bột hàu

Thủ tục nhập khẩu trứng cá hồi

Chè; Cà phê, Cacao, Hạt tiêu, hạt điều …
  • Đối với loại chè chưa qua chế biến: khi nhập khẩu cần thực hiện làm kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh ATTP
  • Đối với loại chè đã qua chế biến (loại đã được chế biến đóng gói trong bao bì có ghi nhãn): Khi nhập khẩu cần thực hiện làm kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục nhập khẩu chè và sản phẩm chè

Thủ Tục Nhập Khẩu Bột trà xanh đóng gói

Thủ tục và thuế nhập khẩu trà ly giấy

Thủ tục nhập khẩu hạt tiêu

Thủ tục và thuế nhập khẩu hạt điều

Lúa mì, Ngô, Đậu tương a. Nhập khẩu sử dụng để làm thức ăn cho người
  • Chỉ được phép nhập khẩu từ các nước đã đăng ký và được Việt Nam công nhận về hệ thống an toàn thực phẩm mới được phép nhập vào Việt Nam. Tra cứu “Danh sách các nước đăng ký xuất nhập khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam” mới nhất trên trang web của Cục bảo vệ thực vật: https://www.ppd.gov.vn/; ngoài ra cần
  • đang ký kiểm dịch và
  • kiểm tra an toàn thực phẩm

b. Nhập khẩu để làm thức ăn chăn nuôi

cần: Kiểm dịch và

kiểm tra chất lượng

Lưu ý: Đối với hạt giống: nếu hạt giống không nằm trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam (theo danh mục Thông tư 01/2019/TT-BNNPTNT) thì ngoài kiểm dịch thực vật phải xin giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm được quy định tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP (Thông tư hướng dẫn 04/2015/TT-BNNPTNT)

Thủ tục nhập khẩu lúa mì

Thủ tục nhập khẩu ngô

Thủ tục nhập khẩu đậu tương

Hạt hướng dương
  • Hạt hướng dương (đã qua chế biến), người nhập khẩu phải thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và tự công bố.
  • Hạt hướng dương (chưa qua chế biến), thực hiện kiểm dịch thực vật
Thủ tục nhập khẩu hạt hướng dương Rong biển ăn liền Với mặt hàng rong biển ăn liền (đóng hộp kín khí, đã pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác hoặc loại đã chế biến đóng gói trong bao bì kín có ghi nhãn), thì chỉ cần làm tự công bố, không cần phải làm kiểm tra ATTP và kiểm dịch. (Quy định tại mục 9 TT 11/2021/TT-BNNPTNT) Thủ tục và thuế nhập khẩu rong biển ăn liền Bột mì Bột mì nhập khẩu vào Việt Nam thuộc quản lí của Bộ Công Thương.

Trên cơ sở Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP thì Bột mì là thực phẩm nằm trong danh mục tự công bố sản phẩm.

Bởi vậy, các doanh nghiệp trước khi tiến hành nhập khẩu cần làm thủ tục tự công bố. Ngoài ra, với mặt hàng Bột mỳ thì nhà nhập khẩu cần thực hiện đăng ký kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh ATTP. Khi đó sản phẩm mới được nhập khẩu và lưu hành trên thị trường.

Thủ tục nhập khẩu bột mỳ Sữa và kem Thủ Tục Nhập Khẩu Sữa tươi mới nhất 2024

Thủ tục nhập khẩu sữa bột trẻ em

Thủ tục và thuế nhập khẩu kem sữa năm 2024

Bia Bia thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Công thương. Theo Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Bộ Công thương, doanh nghiệp phải đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm và tự công bố. Thủ Tục Nhập Khẩu Bia Mới Nhất 2024 Rượu, cồn và đồ uống có cồn Yêu cầu khi nhập khẩu rượu vang :
  1. ĐKKD có ngành nghề kinh doanh rượu vang
  2. Rượu nhập khẩu bao gồm rượu thành phẩm đóng chai, hộp, thùng… để tiêu thụ ngay và rượu dưới dạng bán thành phẩm và phụ liệu dùng để pha chế thành rượu thành phẩm tại Việt Nam.
  3. Chỉ có doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu mới được nhập khẩu trực tiếp rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Rượu nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi thông quan và phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng theo các quy định hiện hành.
  4. Rượu nhập khẩu phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành và thực hiện quy định về dán tem rượu nhập khẩu theo quy định
  5. Lưu ý khi đặt tàu: Nếu hàng đi từ Châu Âu mất khoảng 1 tháng, nếu đặt vào mùa nóng cần phải cân nhắc việc dung cont lạnh, hoặc sử dụng tấm liner (chống nóng) để đảm bảo rượu không bị nóng, hỏng rượu.

Điều kiện nhập khẩu rượu có độ cồn dưới 5,5 độ:

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.

3. Rượu chỉ được nhập khẩu vào Việt Nam qua các cửa khẩu quốc tế.

4. Đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thương nhân đặt trụ sở chính trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP. Trường hợp có thay đổi nội dung đã đăng ký phải thực hiện đăng ký bổ sung.

⇒ Theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 : Rượu nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi nhập khẩu và phải được cấp “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng theo các quy định hiện hành

Thủ Tục Nhập Khẩu Rượu vang mới nhất 2024 Nước giải khát Thủ tục nhập khẩu nước giải khát

Thủ tục nhập khẩu Nước hồng sâm mới nhất 2024

Trứng và các sản phẩm từ trứng Khi nhập khẩu trứng vịt giống cần thực hiện làm kiểm dịch cho lô hàng. Thủ tục và thuế nhập khẩu trứng vịt giống

→ HP Toàn Cầu cung cấp dịch vụ thông quan, vận chuyển quốc tế trọn gói, bao gồm cả các dịch vụ giấy phép liên quan quản lý chuyên ngành: công bố sản phẩm, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm, kiểm dịch … LH: 0886115726 – 0984870199

Mã HS và thuế nhập khẩu Thực phẩm

Tổng quan về mã HS thực phẩm

Thực phẩm rất rộng, theo thống kê của chúng tôi, mã HS thực phẩm lên tới hàng trăm mã thuộc 21 trên tổng số 96 chương trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.

Cơ quan quản lý chuyên ngành có ban hành Danh mục quản lý theo HS cụ thể bao gồm:

  • Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về Ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
  • Quyết định số 1182/QĐ-BCT ngày 06/04/2021 của Bộ Công thương về việc Ban hành danh mục các mặt hàng nhập khẩu (Kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương
  • Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/09/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành Bảng mã số HS đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thông và Danh mục hàng hóa xuất, nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trong linh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Chi tiết danh mục theo Bộ Quản lý, bạn có thể xem tại các văn bản kể trên, tại bài viết này, HP Toàn cầu sắp xếp lại theo HS để thuận tiện trong việc làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng cụ thể

Lưu ý: các HS của bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, các Nhóm, phân nhóm chỉ mang tính chất hỗ trợ theo dõi, trao cứu; không có nghĩa là thủ tục, chính sách áp dụng cho tất cả các HS trong nhóm, phân nhóm đó. Chi tiết cần kiểm tra theo từng mặt hàng.

→ Để tìm hiểu mã “HS là gì”, bạn có thể tham khảo bài viết: Định nghĩa mã HS

Chi tiết theo các chương

Chương 2: Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

02.01 Thịt của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 02.02 Thịt của động vật họ trâu bò, đông lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 02.03 Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 02.04 Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 0205.00.00 Thịt ngựa, lừa, la, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 02.06 Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, động vật họ trâu bò, cừu, dê, ngựa, la, lừa, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 02.07 Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 02.08 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 02.09 Mỡ lợn không dính nạc và mỡ gia cầm, chưa nấu chảy hoặc chiết xuất cách khác, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 02.10 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 3: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thuỷ sinh không xương sống khác

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

03.02 Cá, tươi hoặc ướp lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 03.03 Cá, đông lạnh, trừ phi-lê cá (fillets) và các loại thịt cá khác thuộc nhóm 03.04. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 03.04 Phi-lê cá và các loại thịt cá khác (đã hoặc chưa xay, nghiền, băm), tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 03.05 Cá, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; cá hun khói, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viên làm từ cá, thích hợp dùng làm thức ăn cho người Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 03.06 Động vật giáp xác, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật giáp xác hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; động vật giáp xác chưa bóc mai, vỏ, đã hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đã hoặc chưa ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối, hoặc ngâm nước muối; bột thô, bột mịn và viên của động vật giáp xác, thích hợp dùng làm thức ăn cho người. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 03.07 Động vật thân mềm, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thân mềm hun khói, đã hoặc chưa bóc mai, vỏ, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viên của động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 03.08 Động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, sống, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, làm khô, muối hoặc ngâm nước muối; động vật thủy sinh không xương sống hun khói trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, đã hoặc chưa làm chín trước hoặc trong quá trình hun khói; bột mịn, bột thô và viên của động vật thủy sinh không xương sống trừ động vật giáp xác và động vật thân mềm, thích hợp dùng làm thức ăn cho người. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 4: Sản phẩm bơ sữa; trứng chim và trứng gia cầm; mật ong tự nhiên; sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

0401 Sữa và kem, chưa cô đặc và chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác. Bộ Công thương x Sữa chế biến -> Sữa dạng lỏng 0402 Sữa và kem, đã cô đặc hoặc đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác. Bộ Công thương x Sữa chế biến -> Sữa dạng bột, sữa đặc 0403 Buttermilk, sữa đông và kem đông, sữa chua, kephir và sữa, kem khác đã lên men hoặc axit hóa, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hoặc hương liệu hoặc bổ sung thêm hoa quả, quả hạch (nuts) hoặc ca cao Bộ Công thương x Sữa chế biến -> Sữa lên men 0404 Whey, đã hoặc chưa cô đặc hoặc pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác; các sản phẩm có chứa thành phần tự nhiên của sữa, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. Bộ Công thương x Sữa chế biến -> Sữa dạng bột, sữa đặc 0405 Bơ và các chất béo và các loại dầu khác tách từ sữa; chất phết từ bơ sữa (dairy spreads). Bộ Công thương x Sữa chế biến -> bơ 0406 Pho mát và curd. Bộ Công thương x Sữa chế biến -> pho mát 04.07 Trứng chim và trứng gia cầm, nguyên vỏ, sống, đã bảo quản hoặc đã làm chín. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 04.08 Trứng chim và trứng gia cầm, đã bóc vỏ, và lòng đỏ trứng, sống, làm khô, hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đóng bánh, đông lạnh hoặc bảo quản cách khác, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 0409.00.00 Mật ong tự nhiên. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 04.10 Sản phẩm ăn được gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 5: Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở các nơi khác

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

0504.00.00 Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 7: Rau và một số loại củ, thân củ và rễ ăn được

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

07.01 Khoai tây, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 0702.00.00 Cà chua, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.03 Hành tây, hành, hẹ, tỏi, tỏi tây và các loại rau họ hành, tỏi khác, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.04 Bắp cải, súp lơ (1), su hào, cải xoăn và cây họ bắp cải ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.05 Rau diếp, xà lách (Lactuca sativa) và rau diếp xoăn (Cichorium spp.), tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.06 Cà rốt, củ cải, củ dền làm sa- lát, diếp củ (salsify), cần củ (celeriac), củ cải ri (radish) và các loại củ rễ ăn được tương tự, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 0707.00.00 Dưa chuột và dưa chuột ri, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.08 Rau đậu, đã hoặc chưa bóc vỏ, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.09 Rau khác, tươi hoặc ướp lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.10 Rau các loại (đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước), đông lạnh. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.11 Rau các loại đã bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, ngâm nước lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.12 Rau khô, ở dạng nguyên, cắt, thái lát, vụn hoặc ở dạng bột, nhưng chưa chế biến thêm. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.13 Các loại rau đậu khô, đã bóc vỏ quả, đã hoặc chưa bóc vỏ hạt hoặc làm vỡ hạt. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 07.14 Sắn, củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem, khoai lang và các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc inulin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 8: Quả và quả hạch (nut) ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

08.01 Dừa, quả hạch Brazil (Brazil nuts) và hạt điều, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan

Xem thủ tục nhập khẩu, thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi mỡi nhất theo HS chi tiết theo mặt hàng từ phân nhóm 08.01 đến 08.12, xem tại bài viết: Thủ tục nhập khẩu hoa quả, trái cây tươi

08.02 Quả hạch (nuts) khác, tươi hoặc khô, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc lột vỏ. Bộ Nông nghiệp x x 08.03 Chuối, kể cả chuối lá, tươi hoặc khô. Bộ Nông nghiệp x x 08.04 Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô. Bộ Nông nghiệp x x 08.05 Quả thuộc chi cam quýt, tươi hoặc khô. Bộ Nông nghiệp x x 08.06 Quả nho, tươi hoặc khô. Bộ Nông nghiệp x x 08.07 Các loại quả họ dưa (kể cả dưa hấu) và đu đủ, tươi. Bộ Nông nghiệp x x 08.08 Quả táo (apples), lê và quả mộc qua, tươi. Bộ Nông nghiệp x x 08.09 Quả mơ, anh đào, đào (kể cả xuân đào), mận và mận gai, tươi. Bộ Nông nghiệp x x 08.10 Quả khác, tươi. Bộ Nông nghiệp x x 08.11 Quả và quả hạch (nuts), đã hoặc chưa hấp chín hoặc luộc chín trong nước, đông lạnh, đã hoặc chưa thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác. Bộ Nông nghiệp x x 08.12 Quả và quả hạch (nuts), được bảo quản tạm thời (ví dụ, bằng khí sunphurơ, ngâm nước muối, nước lưu huỳnh hoặc dung dịch bảo quản khác), nhưng không ăn ngay được. Bộ Nông nghiệp x x 08.13 Quả, khô, trừ các loại quả thuộc nhóm 08.01 đến 08.06; hỗn hợp các loại quả hạch (nuts) hoặc quả khô thuộc nhóm 08. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 0814.00.00 Vỏ các loại quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối, nước lưu huỳnh hoặc trong các dung dịch bảo quản khác. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 9: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị

HS Mô tả hàng hóa Bộ quản lý Kiểm dịch KTATTP Ghi chú 09.01 Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caffeine; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 09.02 Chè, đã hoặc chưa pha hương liệu. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 0903.00.00 Chè Paragoay (Maté). Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 09.04 Hạt tiêu thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô hoặc xay hoặc nghiền. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 09.05 Vani. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 09.06 Quế và hoa quế. Bộ Nông nghiệp x x Trừ loại dùng làm phụ gia, hương liệu chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 09.07 Đinh hương (cả quả, thân và cành). Bộ Nông nghiệp x x Trừ loại dùng làm phụ gia, hương liệu chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 09.08 Hạt nhục đậu khấu, vỏ nhục đậu khấu và bạch đậu khấu. Bộ Nông nghiệp x x Trừ loại dùng làm phụ gia, hương liệu chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 09.09 Hạt của hoa hồi anise (tiểu hồi), hoa hồi badian (đại hồi), thì là, rau mùi, thì là Ai cập hoặc ca- rum (caraway); hạt bách xù (juniper berries). Bộ Nông nghiệp x x Trừ loại dùng làm phụ gia, hương liệu chất hỗ trợ chế biến thực phẩm 09.10 Gừng, nghệ tây, nghệ (curcuma), húng tây, cỏ xạ hương, lá nguyệt quế, ca-ri (curry) và các loại gia vị khác. Bộ Nông nghiệp x x Trừ loại dùng làm phụ gia, hương liệu chất hỗ trợ chế biến thực phẩm Chương 10: Ngũ cốc HS Mô tả hàng hóa Bộ quản lý Kiểm dịch KTATTP Ghi chú 10.01 Lúa mì và meslin. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 10.02 Lúa mạch đen. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 10.03 Lúa đại mạch. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 10.04 Yến mạch. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 10.05 Ngô. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 10.06 Lúa gạo. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 10.07 Lúa miến. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 10.08 Kiều mạch, kê, hạt cây thóc chim; các loại ngũ cốc khác. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 11: Các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten lúa mì HS Mô tả hàng hóa Bộ quản lý Kiểm dịch KTATTP Ghi chú 1101 Bột mì hoặc bột meslin Bộ Công thương x 1102 Bột ngũ cốc, trừ bột mì hoặc bột meslin Bộ Công thương x 11.03 Ngũ cốc dạng tấm, dạng bột thô và viên. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 11.04 Hạt ngũ cốc được chế biến theo cách khác (ví dụ, xát vỏ, xay, vỡ mảnh, nghiền vụn, cắt lát hoặc nghiền thô), trừ gạo thuộc nhóm 10.06; mầm ngũ cốc, nguyên dạng, xay, vỡ mảnh hoặc nghiền. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 11.05 Bột, bột thô, bột mịn, mảnh lát, hạt và viên từ khoai tây. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 11.06 Bột, bột thô và bột mịn, chế biến từ các loại rau đậu khô thuộc nhóm 07.13, từ cọ sago hoặc từ rễ, củ hoặc thân củ thuộc nhóm 07.14 hoặc từ các sản phẩm có mã HS đầu số 08. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 1107 Malt, rang hoặc chưa rang. Bộ Công thương x 11.08 Tinh bột; inulin. – Tinh bột: 1108.11.00 – – Tinh bột mì Bộ Công thương x 1108.12.00 – – Tinh bột ngô Bộ Công thương x 1108.13.00 – – Tinh bột khoai tây Bộ Công thương x 1108.14.00 – – Tinh bột sắn Bộ Công thương x 1108.19 – – Tinh bột khác: Bộ Công thương x 1108.19.10 – – – Tinh bột cọ sago BNN&PTNN x x KT trước thông quan 1108.19.90 – – – Loại khác Bộ Công thương x 1108.20.00 – Inulin Bộ Công thương x 1109.00.00 Gluten lúa mì, đã hoặc chưa làm khô. Bộ Công thương x Chương 12: Hạt dầu và quả có dầu; các loại ngũ cốc, hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cỏ khô HS Mô tả hàng hóa Bộ quản lý Kiểm dịch KTATTP Ghi chú 12.01 Đậu tương, đã hoặc chưa vỡ mảnh. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 12.02 Lạc chưa rang, hoặc chưa làm chín cách khác, đã hoặc chưa bóc vỏ hoặc vỡ mảnh. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 1203.00.00 Cùi (cơm) dừa khô. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 1204.00.00 Hạt lanh, đã hoặc chưa vỡ mảnh. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 12.05 Hạt cải dầu đã hoặc chưa vỡ mảnh. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 1206.00.00 Hạt hướng dương, đã hoặc chưa vỡ mảnh. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 12.07 Quả và hạt có dầu khác, đã hoặc chưa vỡ mảnh. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 12.08 Bột mịn và bột thô từ các loại hạt hoặc quả có dầu, trừ bột và bột thô từ hạt mù tạt. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 12.10 Hublong (hoa bia), tươi hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền, xay thành bột hoặc ở dạng viên; phấn hoa bia. BNN&PTNN x x KT trước thông quan 1211.90.19 – – – Loại khác BNN&PTNN x x Trừ mặt hàng áp dụng quản lý theo Thông tư số 48/2018/TT-BYT của Bộ Y tế – KT trước thông quan 12.12 Quả minh quyết(1), rong biển và tảo biển khác, củ cải đường (sugar beet) và mía đường, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa nghiền; hạt và nhân của hạt và các sản phẩm thực vật khác (kể cả rễ rau diếp xoăn chưa rang thuộc loài Cichorium intybus satibium) chủ yếu dùng làm thức ăn cho người, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. BNN&PTNN x x KT trước thông quan Chương 15: Chất béo và dầu có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật và các sản phẩm tách từ chúng; chất béo ăn được đã chế biến; các loại sáp động vật hoặc thực vật

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

15.01 Mỡ lợn (kể cả mỡ từ mỡ lá và mỡ khổ) và mỡ gia cầm, trừ các loại thuộc nhóm 02.09 hoặc 15.03. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 15.02 Mỡ của động vật họ trâu bò, cừu hoặc dê, trừ các loại mỡ thuộc nhóm 15.03. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 1506.00.00 Mỡ và dầu động vật khác và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hoá học. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan

1507.90.90

Loại khác Bộ Công thương x SP dầu thực vật và các SP chế biến từ dầu thực vật 1508.90.90 Loại khác Bộ Công thương x 1509 Dầu ô liu và các phần phân đoạn của dầu ô liu, đã hoặc chưa tinh chế nhưng không thay đổi về mặt hóa học. Bộ Công thương x 1510.00.90 Loại khác Bộ Công thương x 1511 Dầu cọ và các phần phân đoạn của dầu cọ, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học. (SEN) Bộ Công thương x 1512 Dầu hạt hướng dương, dầu cây rum hoặc dầu hạt bông và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học Bộ Công thương x 1513 Dầu dừa (copra), dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học Bộ Công thương x 1514 Dầu cây cải dầu (rape oil hoặc colza oil) hoặc dầu mù tạt và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học Bộ Công thương x 1515 Chất béo và dầu không bay hơi khác của thực vật hoặc vi sinh vật (kể cả dầu jojoba) và các phần phân đoạn của chúng, đã hoặc chưa tinh chế, nhưng không thay đổi về mặt hóa học Bộ Công thương x

1516.20.96

Stearin hạt cọ đã tinh chế, tẩy và khử mùi (RBD) Bộ Công thương x 1517 Margarin; các hỗn hợp hoặc các chế phẩm ăn được của chất béo hoặc dầu động vật, thực vật hoặc vi sinh vật hoặc các phần phân đoạn của các loại chất béo hoặc dầu khác nhau thuộc Chương này, trừ chất béo và dầu hoặc các phần phân đoạn của chúng ăn được thuộc nhóm 15.16 Bộ Công thương x 15180014 – – Dầu lạc, dầu đậu tương, dầu cọ hoặc dầu dừa Bộ Công thương x 15180015 – – Dầu hạt lanh và các phần phân đoạn của dầu hạt lanh Bộ Công thương x 15180016 – – Dầu ô liu và các phần phân đoạn của dầu ô liu Bộ Công thương x 15180019 – – Loại khác Bộ Công thương x 15.21 Sáp thực vật (trừ triglyxerit), sáp ong, sáp côn trùng khác và sáp cá nhà táng, đã hoặc chưa tinh chế hay pha màu. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan

Chương 16: Các chế phẩm từ thịt, cá hay động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

16.01 Xúc xích và các sản phẩm tương tự làm từ thịt, từ phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết; các chế phẩm thực phẩm từ các sản phẩm đó. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 16.02 Thịt, các phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ hoặc tiết, đã chế biến hoặc bảo quản khác. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 1603.00.00 Sản phẩm chiết xuất và nước ép từ thịt, cá hoặc từ động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thuỷ sinh không xương sống khác. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 16.04 Cá đã được chế biến hay bảo quản; trứng cá tầm muối và sản phẩm thay thế trứng cá tầm muối chế biến từ trứng cá. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 16.05 Động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác, đã được chế biến hoặc bảo quản. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 17: Đường và các loại kẹo đường

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

17.01 Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 17.02 Đường khác, kể cả đường lactoza, mantoza, glucoza và fructoza, tinh khiết về mặt hóa học, ở thể rắn; xirô đường chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu; mật ong nhân tạo, đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên; đường caramen. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 17.03 Mật thu được từ chiết xuất hoặc tinh chế đường. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 1704 Các loại kẹo đường (kể cả sô cô la trắng), không chứa ca cao. Bộ Công thương x Xem thủ tục nhập khẩu, thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi mỡi nhất theo HS chi tiết của phân nhóm 17.04 tại bài viết: Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo Chương 18: Ca cao và các chế phẩm từ ca cao

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

1801.00.00 Hạt ca cao, đã hoặc chưa vỡ mảnh, sống hoặc đã rang. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 18.03 Bột ca cao nhão, đã hoặc chưa khử chất béo. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 1804.00.00 Bơ ca cao, chất béo và dầu ca cao Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 1805.00.00 Bột ca cao, chưa pha thêm đường hoặc chất làm ngọt khác. Bộ Nông nghiệp x

Trừ dạng đã được chế biến và đóng gói có thể sử dụng ngay

x KT trước thông quan

1806.90.30

– – Các chế phẩm thực phẩm từ bột, bột thô, tinh bột hoặc chiết xuất malt, có chứa từ 40% trở lên nhưng không quá 50% trọng lượng là ca cao đã khử toàn bộ chất béo Bộ Công thương x Xem thủ tục nhập khẩu, thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi mỡi nhất theo HS chi tiết tại bài viết: Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo

1806.90.90

– – Loại khác Bộ Công thương x Chương 19: Chế phẩm từ ngũ cốc, bột, tinh bột hoặc sữa; các loại bánh

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

1901.90.31

Chứa sữa Bộ Công thương x Các sản phẩm khác từ sữa chế biến

1901.90.32

Loại khác, chứa bột ca cao Bộ Công thương x

1901.90.39

Loại khác Bộ Công thương x

1901.90.99

Loại khác Bộ Công thương x Thuộc danh mục sản phẩm bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo

1902

Sản phẩm từ bột nhào (pasta), đã hoặc chưa làm chín hoặc nhồi (thịt hoặc các chất khác) hoặc chế biến cách khác, như spaghetti, macaroni, mì sợi (noodle), mì dẹt (lasagne), gnocchi, ravioli, cannelloni; couscous, đã hoặc chưa chế biến. Bộ Công thương x

1903.00.00

Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự. Bộ Công thương x

1905

Bánh mì, bánh bột nhào (pastry), bánh nướng, bánh quy và các loại bánh khác, có hoặc không chứa ca cao; bánh thánh, vỏ viên nhộng dùng trong ngành dược, bánh xốp sealing wafers, bánh đa và các sản phẩm tương tự. Bộ Công thương x Xem thủ tục nhập khẩu, thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi mỡi nhất theo HS chi tiết tại bài viết: Thủ tục nhập khẩu bánh kẹo Chương 20: Các chế phẩm từ rau, quả, quả hạch (nut) hoặc các phần khác của cây

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

20.01 Rau, quả, quả hạch và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic. Bộ Nông nghiệp x (Trừ loại đóng hộp kín khí hoặc đã được làm chín, đã chế biến hoặc bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic) x KT trước thông quan 20.02 Cà chua đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ loại bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 20.03 Nấm và nấm cục (truffles), đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axit axetic. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 20.04 Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, đã đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 20.05 Rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 2006.00.00 Rau, quả, quả hạch (nuts), vỏ quả và các phần khác của cây, được bảo quản bằng đường (dạng khô có tẩm đường, ngâm trong nước đường hoặc bọc đường). Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan

2007

Mứt, thạch trái cây, mứt từ quả thuộc chi cam quýt, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch (nuts), thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác. Bộ Công thương x Mứt, thạch trái cây, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu 20.08 Quả, quả hạch (nuts) và các phần ăn được khác của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất tạo ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. Bộ Nông nghiệp x Trừ loại đóng hộp kín khí, đã pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác hoặc loại đã chế biến đóng gói trong bao bì kín có ghi nhãn KT trước thông quan 20.09 Các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác. Bộ Nông nghiệp (Trừ các sản phẩm được đóng hộp do Bộ Công thương quản lý)

Bộ Công thương

x KT trước thông quan

Phần Bộ Công thương quản lý thuộc danh mục Nước giải khát dùng ngay

Xem thủ tục nhập khẩu, thuế VAT và thuế nhập khẩu ưu đãi mỡi nhất theo HS chi tiết theo mặt hàng phân nhóm 2201; 2202; tại bài viết: Thủ tục nhập khẩu nước giải khát

Chương 21: Các chế phẩm ăn được khác

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

2105.00.00

Kem lạnh và sản phẩm ăn được tương tự khác, có hoặc không chứa cacao Bộ Công thương x Kem sữa – Thuộc danh mục sản phẩm sữa chế biến 21.01 Chất chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc, từ cà phê, chè hoặc chè Paragoay, và các chế phẩm có thành phần cơ bản là các sản phẩm này hoặc có thành phần cơ bản là cà phê, chè, chè Paragoay; rau diếp xoăn rang và các chất thay thế cà phê rang khác, và các chiết xuất, tinh chất và chất cô đặc của chúng. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 2102.10.00 Men sống Bộ Nông nghiệp x

Áp dụng đối với men hoặc vi sinh vật đơn bào còn sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật

KT trước thông quan 2102.30.00 – Bột nở đã pha chế Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 21.03 Nước xốt và các chế phẩm làm nước xốt; đồ gia vị hỗn hợp và bột canh hỗn hợp; bột mịn và bột thô từ hạt mù tạt và mù tạt đã chế biến. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 21.06 Các chế phẩm thực phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan Chương 22: Đồ uống, rượu và giấm

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

2201

Nước có ga, chưa pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hay hương liệu; nước đá và tuyết

Bộ Công thương

x Nước giải khát dùng ngay (không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết)

2202.10

Nước, kể cả nước khoáng và Nước có ga, đã pha thêm đường hoặc chất tạo ngọt khác hay hương liệu:

Bộ Công thương

x

2202.91.00

Bia không cồn

Bộ Công thương

x

2202.99.20

Đồ uống sữa đậu nành Bộ Công thương x Sữa đậu nành – Thuộc danh mục sản phẩm sữa chế biến

2202.99.40

Đồ uống có chứa cà phê hoặc đồ uống có hương liệu cà phê Bộ Công thương x Nước giải khát dùng ngay

2202.99.50

Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng Bộ Công thương x Nước giải khát dùng ngay

2202.99.90

Loại khác Bộ Công thương x Nước giải khát dùng ngay

2203

Bia sản xuất từ malt. Bộ Công thương x

2204

Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09 Bộ Công thương x

2205

Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương liệu từ thảo mộc hoặc chất thơm Bộ Công thương x

2206

Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong, rượu sakê); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác Bộ Công thương x

2208

Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác. Bộ Công thương x 2209.00.00 Giấm và chất thay thế giấm làm từ axít axetíc. Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan Chương 23: Phế liệu và phế thải từ ngành công nghiệp thực phẩm; thức ăn gia súc đã chế biến

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

23.02 Cám, tấm và phế liệu khác, ở dạng bột viên hoặc không ở dạng bột viên, thu được từ quá trình giần, sàng, rây, xay xát hoặc chế biến cách khác từ các loại ngũ cốc hay các loại cây họ đậu. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 23.04 Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu đậu tương: Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 2305.00.00 Khô dầu và phế liệu rắn khác, đã hoặc chưa xay hoặc ở dạng bột viên, thu được từ quá trình chiết xuất dầu lạc. Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan Chương 25: Muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

25.01 Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính) và Natri Clorua tinh khiết, có hoặc không ở trong dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chảy; nước biển. 2501.00.10 hoặc mã 2501.00.91 Muối thực phẩm (muối ăn) Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan 2501.00.92 Muối tinh Bộ Nông nghiệp x KT trước thông quan Chương 35: Các chất chứa albumin; các dạng tinh bột biến tính; keo hồ; enzyme

HS

Mô tả Bộ Quản lý Kiểm dịch KTATTP

Ghi chú

35.02 Albumin (kể cả các chất cô đặc của hai hoặc nhiều whey protein, chứa trên 80% whey protein tính theo trọng lượng khô), các muối của albumin và các dẫn xuất albumin khác. – Albumin trứng: 3502.11.00 – – Đã làm khô Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 3502.19.00 – – Loại khác Bộ Nông nghiệp x x KT trước thông quan 3504.00.00 Pepton và các dẫn xuất của chúng; protein khác và các dẫn xuất của chúng, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; bột da sống, đã hoặc chưa crom hóa. Bộ Nông nghiệp x

(Trừ collagen)

x KT trước thông quan Thực phẩm chức năng – Bộ Y tế

Để biết HS và thuế của thực phẩm chức năng, xem bài viết: Thủ tục nhập khẩu thực phẩm chức năng

Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm – Bộ Y tế

Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm)

Phụ gia thực phẩm – Bộ Y tế

Thuộc danh mục kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về Ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu

Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm – Bộ Y tế

Thuộc danh mục kèm theo Thông tư số 28/2021/TT-BYT ngày 20/12/2021 của Bộ Y tế về Ban hành Danh mục thực phẩm, phụ gia thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam phục vụ cho kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu

STT Nhóm Tên sản phẩm/ hàng hóa Mã hàng hóa 3 Dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm 3.1 Bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm 3923 3.1.1 Hộp nhựa tổng hợp chứa đựng thực phẩm 3923.10.90 3.1.2 Bao, túi, màng bọc nhựa tổng hợp chứa đựng thực phẩm 3923.21.99 3923.29.90 3.1.3 Bình, chai, lọ, các sản phẩm tương tự 3923.30.90 3.1.4 Nút, nắp, mũ, van, nắp đậy tương tự 3923.50.00 3.1.5 Thùng chứa, bể chứa, ống dẫn thực phẩm, các SP tương tự 3923.90.90 3.1.6 Bộ đồ ăn, bộ đồ dùng nhà bếp bằng nhựa tổng hợp 3924.10.90 3.2 Bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm Bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm 4014 3.2.1 Núm vú của chai cho trẻ em ăn và các loại tương tự 4014.90.10 3.2.2 Vú cao su (cho trẻ em) 4014.90.10

Thuế nhập khẩu thực phẩm

Căn cứ vào từng mặt hàng thực phẩm mà thuế người nhập khẩu phải nộp khi nhập khẩu có thể khác nhau, các loại thuế người nhập khẩu cần nộp khi nhập khẩu thực phẩm bao gồm:

  • Thuế giá trị gia tăng – hay còn gọi là VAT
  • Thuế nhập khẩu

ngoài ra còn có:

  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu là rượu, bia)
  • Trứng, đường mía, muối thuộc danh mục các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan

Lưu ý, thuế nhập khẩu có thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt (theo các hiệp định thương mại)

Lưu ý về thuế nhập khẩu hàng hoá

Bài viết này chung cho mặt hàng thực phẩm, rất đa đạng, vì vậy, chi tiết về thuế, hãy xem tại các bài viết cụ thể theo mặt hàng hoặc liên lạc hỏi tư vấn của đội ngũ HP Toàn Cầu

Nếu bạn gặp lúng túng gì trong việc xác định thuế khi nhập khẩu thực phẩm, hãy liên lạc với chúng tôi theo hotline: 0886115726 / 0984870199 hoặc email [email protected] để được tư vấn miễn phí hoặc bạn có thể tham khảo nhanh tại Biểu thuế Xuất nhập khẩu cập nhật trên website hptoancau.com theo như hình ở trên

Bạn có thể tra cứu thuế khi nhập khẩu thực phẩm mới nhất theo từng HS tại biểu thuế tổng hợp trên trang chủ website hptoancau.com như hướng dẫn tại hình bên dưới.

Biểu thuế xuất nhập khẩu

Chính sách và thủ tục nhập khẩu thực phẩm năm 2024

Thủ tục hải quan nhập khẩu Thực phẩm

Nhập khẩu Thực phẩm cần giấy tờ gì? Nhập khẩu Thực phẩm cần thủ tục gì?

Khi nhập khẩu thực phẩm, ngoài các hồ sơ hải quan thông thường, tùy chính sách quản lý nhà nước với mặt hàng mà người nhập khẩu cần bổ sung các giấy tờ liên quan.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu Thực phẩm thông thường bao gồm bản scan nộp điện tử hoặc bản gốc của các giấy tờ sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E)
  • Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Giấy giới thiệu – Bản chính
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
  • Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
  • Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
  • Tùy mặt hàng thực phẩm mà cần nộp thêm các giấy tờ (xem chi tiết theo từng mặt hàng), với mặt hàng thực phẩm thông thường sẽ là Bản tự công bố khi đăng ký tờ khai hải quan để đem hàng về kho bảo quản và Bản kiểm tra lô hàng đạt chất lượng để thông quan

HP Toàn Cầu cung cấp Dịch vụ vận chuyển quốc tế, khai báo hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu – LH: 088.611.5726 hoặc 098.487.0199

Nhãn mác Thực phẩm khi nhập khẩu

Nhãn hàng hóa nhập khẩu

Nhãn mác hàng hóa hiện nay được quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 111/2021/NĐ-CP ngày 09/12/2021, trong đó có quy định chi tiết về nhãn mác thực phẩm

Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.

a) Tên hàng hóa

b) Xuất xứ hàng hóa

c) Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

d) Các nội dung khác theo tính chất của hàng hóa

Nội dung nhãn hàng hóa thực phẩm được quy định tại Phụ lục 1, Nghị định của Chính phủ về Nhãn hàng hóa như sau:

TT TÊN NHÓM HÀNG HÓA NỘI DUNG BẮT BUỘC 1 Lương thực a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thông tin cảnh báo (nếu có).

2 Thực phẩm a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng; thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng (nếu có);

Nội dung, cách ghi thành phần dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng và lộ trình thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

3 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

4 Thực phẩm đã qua chiếu xạ a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm đã qua chiếu xạ”.

5 Thực phẩm biến đổi gen a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Ghi cụm từ: “Thực phẩm biến đổi gen” hoặc “biến đổi gen” bên cạnh tên của thành phần nguyên liệu biến đổi gen kèm theo hàm lượng.

6 Đồ uống (trừ rượu): a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin cảnh báo;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

7 Rượu a) Định lượng;b) Hàm lượng etanol;

c) Hạn sử dụng (nếu có);

d) Hướng dẫn bảo quản (đối với rượu vang);

đ) Thông tin cảnh báo (nếu có);

e) Mã nhận diện lô (nếu có).

9 Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần định lượng;

đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

e) Ghi cụm từ: “Phụ gia thực phẩm” đối với nhóm phụ gia thực phẩm;

g) Ghi cụm từ: “Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm” đối với nhóm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

h) Thông tin, cảnh báo (nếu có).

10 Vi chất dinh dưỡng a) Định lượng;b) Ngày sản xuất;

c) Thành phần;

d) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;

đ) Ghi cụm từ: “Dùng cho thực phẩm”.

11 Nguyên liệu thực phẩm a) Tên nguyên liệu;b) Định lượng;

c) Ngày sản xuất;

d) Hạn sử dụng;

đ) Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

Tham khảo: Những điểm cần lưu ý về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu.

Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu Thực phẩm

HP Toàn Cầu – Chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển xuất khẩu, nhập khẩu Thực phẩm theo đường biển, đường hàng không từ Việt Nam đến các nước trên thế giới và ngược lại

Thực phẩm rất đa dạng phong phú và yêu cầu về vận chuyển cũng rất đa dạng, có những loại đi thực phẩm có thể vận chuyển ở nhiệt độ thông thường, có mặt hàng nhập khẩu ở nhiệt độ mát và có mặt hàng vận chuyển cần nhiệt độ đông lạnh; hàng hóa có thể vận chuyển theo đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt.

Vì vậy, hãy cung cấp thông tin về lô hàng cụ thể hoặc dự kiến của bạn cho HPG để nhận báo giá đầy đủ về các chi phí cho toàn bộ quá trình nhập khẩu. – LH: 0886115726 hoặc 0984870199, email: [email protected]

Bạn có thể xem qua thời gian vận chuyển từ một số thị trường chính mà Việt Nam có sản lượng nhập khẩu thực phẩm lớn như sau:

Quốc gia Thời gian vận chuyển hàng hóa về Việt Nam Cập nhật mới nhất về sản lượng nhập khẩu Thực phẩm vào Việt Nam theo quốc gia và các năm Mỹ Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Mỹ Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Mỹ Đức Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Đức Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Giữa Việt Nam Và Đức Hàn Quốc Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Giữa Việt Nam Và Hàn Quốc Trung Quốc Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Trung Quốc Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Úc (Australia) Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Úc Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Giữa Việt Nam Và Úc

Chọn HP Toàn Cầu làm đơn vị logistics nhập khẩu Thực phẩm của bạn?

HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam.

Logistics HP Toàn Cầu - Dịch vụ vận chuyển quốc tế

Với mặt hàng thực phẩm, chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ trọn gói, tự công bố thực phẩm, công bố thực phẩm, kiểm tra chất lượng, kiểm dịch và vận chuyển door to door từ hầu khắp các nước trên thế giới về Việt Nam.

Hãy liên lạc ngay với HP Toàn Cầu nếu bạn muốn được tư vấn về thuế nhập khẩu hoặc thủ tục nhập khẩu Thực phẩm hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển

Công ty TNHH HP Toàn Cầu

Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhạp khẩu!

Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội

Website: hptoancau.com

Email: [email protected]

Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199

hoặc yêu cầu báo giá theo link

Lưu ý:

– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)

– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại

– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.


Địa chỉ

Head Office :

Call Center

Gọi điện :
(+84) 243 203 9058